Figure - người bạn từ thế giới ảo


Đã bao giờ bạn nghe đến "figure"? Đã bao giờ bạn trông thấy chúng, trót yêu chúng nhưng chẳng biết chúng là gì? Nào, chúng ta cùng tìm hiểu!
 1/ Figure là gì?
 
    Dịch từ tiếng Anh sang Việt, figure có nghĩa là "tượng trưng", hay "nhân vật". Thế nhưng, chỉ với những định nghĩa khô khan ấy thì chưa thật sự lột tả hết nét đặc sắc của figure. Đây là một loại hình giải trí phổ biến của dân Otaku (người mê truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản). Figure được xem là một nền văn hóa, một thú sưu tầm thú vị của mọi người dân trên thế giới, nhất là ở Mĩ và Nhật. Và điều quan trọng đây, bạn đừng bao giờ lầm tưởng figure là đồ chơi, hay búp bê nhé! Vì có thể bạn sẽ khiến những người yêu figure phật lòng đấy! Đối với họ, figure không khác nào "người bạn từ thế giới ảo". 

 2/ Figure bắt nguồn từ đâu?
    Figure "xuất thân" từ Mĩ. Nhưng cũng như hoạt hình, truyện tranh hay cả game thì figure được bước vào kỉ nguyên mới khi được "sinh ra và lớn lên" ở Nhật - xứ sở hoa anh đào.
 3/ Sự hình thành và phát triển của figure đã diễn ra như thế nào?
    Ra đời từ năm 1964, nhưng figure chỉ thực sự "đơm hoa kết trái" vào thập kỉ 1980, khi có sự hiện diện điển hình của dòng Transformer - những "robot sống" (tức là có thể cử động với các khớp nối và thay đổi hình hài).
Tuy nhiên, dân Nhật chỉ thực sự lưu tâm đến figure khi các tượng nhân vật chuột Micky, vịt Donald từ Mĩ được bày bán trong các cửa hàng lưu niệm. Từ đó, các hãng sản xuất figure mới bắt đầu xuất hiện, công nghệ cũng theo đấy mà ngày càng tiên tiến hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 

 4/ Tại sao figure lại cuốn hút nhiều người như thế?
    Figure cuốn hút, vì nó chẳng khác nào một loại hình nghệ thuật. Thử nghĩ xem, nếu chỉ ngắm và tưởng tượng các nhân vật yêu thích của mình trên ti-vi, máy vi tính, hay trên giấy vẽ,... thì làm sao bằng việc có một "em 3D" bên cạnh, để bạn tha hồ ngắm nghía và cầm nắm, "sử dụng" nó theo ý thích của mình. 

  5/ Có phải figure là búp bê?
    Gần giống với búp bê, nhưng figure từ lâu đã nằm ngoài phạm trù của từ ấy. Những người sở hữu figure không "làm việc" với chúng như các em nhỏ hay nghịch với búp bê của mình. Đối với figure, họ chơi bằng mắt là chủ yếu, bằng tất cả sự say mê và trân trọng. Họ có thể trưng đầy figure để ngắm nhìn, có thể đưa các figure vào những "câu chuyện bằng ảnh" của chính mình tạo nên, hay độc đáo hơn là cùng sinh hoạt với chúng, tức đem theo figure mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống của mình.
Danny Choo - một blogger người Nhật nổi tiếng với các bài, ảnh về figure, cosplay, các đồ công nghệ lẫn cuộc sống ở Nhật Bản chia sẻ rằng: "Sẽ chẳng gì tuyệt hơn nếu xung quanh bạn toàn là figure với các nhân vật dễ thương bước ra từ truyện tranh. Và mỗi khi đưa mắt nhìn chúng, tinh thần tôi thoải mái hơn rất nhiều, đặc biệt là khi gánh trên vai một khối lượng công việc lớn như hiện nay". 

    6/ Figure có bao nhiêu loại?
    Trên thị trường có rất nhiều loại figure, trong đó nổi nhất là 4 dòng:
  a/ PVC figure: Nghe qua tên chắc ai cũng biết chất liệu của nó là gì. Vâng, đó là nhựa tổng hợp PVC. Các "em" figure này có kích cỡ đa dạng, thường thì tỉ lệ cơ thể là 1/6 hay 1/8 (chuẩn người mẫu nha). Chúng có "làn da" đẹp, các đường nét nuột nà. Khi mua về, bạn không cần lắp ráp mà chỉ việc ngắm nhìn thỏa thích thôi.
b/ Nendoroid: Đây là 1 dạng mới của PVC figure, nhưng khác hẳn về ngoại hình. Nendoroid có một gương mặt to, có thể thay đổi cảm xúc bằng các mẫu có sẵn do hãng cấp. Ngoài ra, người chơi có thể tạo dáng tùy thích cho các "em" này. Chúng mang phong cách chibi, nên dễ thương hơn so với các loại khác.
c/ Figma: Figma là sự kết hợp giữa PVC figure và Nendoroid. Tay, chân của chúng ở dòng này có thể tùy biến dễ dàng như Nendoroid, nhưng không đẹp bằng. Bởi figure này có thể cử động nhờ các khớp nhựa tròn, trông không thật và giống với búp bê hơn.
d/Revoltech: Tương tự như Figma, nhưng dòng này rẻ hơn rất nhiều. Các khớp nối giúp cho việc chuyển động tay, chân của Revoltech được lấy cảm hứng từ Pinocchio.
 7/ Hãng sản xuất figure nào là chất lượng nhất?
    Không thể khẳng định hãng nào chất lượng nhất, vì mỗi hãng có đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Theo Danny, 5 hãng chính hiện nay là:
     a/ Good Smile: Dẫn đầu về dòng Figma và Nendoroid, các figure vô cùng đáng yêu và uyển chuyển. 
     b/ Max Factory: Kém hơn Good Smile một chút, sản phẩm khá thô.
     c/ Kotobukiya: Các figure có độ chi tiết cao, trang sức đi kèm nổi trội, tư thế lạ mắt.
     d/ Alter: Chủ yếu dựa vào các nhân vật trong game, chi tiết sắc sảo, nhưng gương mặt chưa có thần cho lắm.
     e/ Kaiyodo: Figure hơi cứng nhưng mặt có thần và độ tùy biến cao.
 8/ Giá cả của các "em" figure thế nào?
    Theo các nguồn thì dao động từ 2.000 - 10.000 yên Nhật.
 9/ Cần lưu ý điều gì chọn mua figure?
    Các hãng sản xuất figure thường chỉnh sửa các ảnh để quảng cáo sản phẩm. Vì thế, đừng nhìn bao bì mà tưởng bở, để rồi khi nhìn tận mắt, sờ tận tay bạn lại muốn quẳng đi figure của mình. Khuyến cáo: Chỉ nên mua figure khi bạn thực sự yêu chúng, và tất nhiên không phải là "ham muốn nhất thời
 10/ Có cách nào bảo quản figure được lâu dài không?
    Có. Nhưng việc đó còn tùy thuộc vào tình yêu và thời gian dành cho figure của bạn. Sau khi "vui đùa" xong, bạn phải "tắm rửa" sạch sẽ cho các figure nhé.
    Qua bài viết này, bạn có muốn sở hữu một "em" figure không? Vô bổ à? Bạn thử nhìn vào góc độ khác xem: sau những giây phút miệt mài bên sách vở, sau những giờ khắc mệt mỏi với công việc của mình, có lẽ figure sẽ giúp bạn cân bằng lại đấy!
Nguồn: yume.vn
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét